Du lịch Kinh Thành Huế - đệ nhất du lịch tại miền đất cố đô
Kinh Thành Huế một địa điểm du lịch đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, nơi đây ghi dấu ấn trong lòng du khách bời bề dày lịch sử và những giá trị về tinh thần củng như văn hóa mà nơi đây mang lại. Vậy Kinh Thành Huế thật ra là nơi như thế nào và có những đặc điểm gì mà lại nổi tiếng đến vậy thì mời bạn cùng ximgo khám phá qua bài chia sẻ Kinh Thành Huế - đệ nhất du lịch tại miền đất cố đô ngay sau đây ạ.
1. Giới thiệu về kinh thành Huế
Kinh thành Huế được vua Gia Long khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn thành năm 1832 dưới triều của vua Minh Mạng. Kinh Thành Huế còn có tên gọi khác là Thuận Hóa kinh thành là một trong những tòa thành vững chắc nhất của Huế và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 1993.
Ngày nơi kinh thành Huế nằm ở vị trí: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Nơi đây mang một nền kiến trúc độc đáo cùng dáng vấp lịch sự hào hùng của dân tộc, nếu có dịp đến Huế nhất định phải ghé nơi này nhé bạn.

.jpg)
2. Thông tin cần thiết
-
Địa chỉ: Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
-
Vị trí trên bản đồ: Bấm vào đây
-
Các món nên ăn: Cơm Hến, bún bò Huế, bánh canh, chè Hẻm, bánh Huế, nem lụi, cơm Âm Phủ, cơm chay Huế
-
Số điện thoại ban quản lý khu du lịch: 0234.3823338
-
Số điện thoại Taxi: 098 464 90 00 ( Taxi Đức Tài)
-
Số điện thoại công an khu vực: 069.4149300
-
Số điện thoại y tế: 0234.3822015
-
Sân bay gần nhất: sân bay Phú Bài
-
Nên đi mùa nào: tất cả các mùa trong năm.
-
Phương tiện di chuyển: ô tô hoặc xe máy là tốt nhất
-
Lưu ý quan trọng: lên lịch trình trước, theo dõi thời tiết, tài chính hoạch định rõ ràng, thời gian hoạt động của các phương tiện.
Giá vé: Người lớn: 150k - Trẻ em: 30k ( từ 7-12 tuổi)
3. Cách đến Kinh Thành Huế
3.1. Phương tiện
Do kinh thành Huế nằm tại trung tâm thừa Thiên Huế nên khi đến đây bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện từ các tỉnh thành khác như: máy bay, tàu hỏa, xe khách,...
a. Máy bay
Để đi bằng phương tiện này thì bạn chỉ việc mua vé máy bay từ Hà Nội hay TPHCM bay đến sân bay Nội Bài là được. Với khoảng thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ là bạn đã đến nơi rồi ạ.
-
Bay TP. HCM đi Huế: thời gian di chuyển 30 phút, giá vé từ 400k/ chiều.
-
Bay Hà Nội đi Huế: thời gian di chuyển 1 giờ, giá vé từ 730k/ chiều.
Lưu ý: Do sân bay Phú Bài cách trung tâm thành phố khoảng 15km nên khi xuống sân bay xong thì bạn bắt các phương tiện khác đến Kinh Thành Huế với giá khoảng 250k ( đối với taxi, còn các phương tiện khác thì giá sẽ khác nhưng taxi là thuận tiện nhất bạn nhé vì bạn còn có hành lý nữa ạ)
b. Xe lửa
Xe lửa cũng là một phương tiện được lựa chọn để đến kinh thành Huế, tuy nhiên do quảng đường đi khá lâu nên loại phương tiện này không phù hợp với những chuyến đi ngắn ngày nhé.
-
Xe lửa Hà Nội – Huế: Thời gian di chuyển 14 giờ, có giá từ 300k – 955k/ chiều/ khách.
-
Xe lửa Sài Gòn – Huế: Thời gian di chuyển từ 18 giờ đến 22 giờ, có giá đắt hơn từ 400k – 1.050k/ chiều/ khách.
c. Xe khách
Đây cũng là loại phương tiện được đông đảo mọi người lựa chọn do tính năng phổ biến và thuận tiện của nó, tuy nhiên cũng giống với xe lửa nó không phù hợp với những chuyến du lịch ngắn ngày và sức khỏe không tốt.
-
Từ Hà Nội-Huế: Thời gian di chuyển khoảng 12-16 giờ, giá vé 250k-350k, bạn có thể chọn từ các hãng như Hoàng Long, Camel Travel, The Sinh Tourist,..
-
Từ Sài Gòn-Huế: Thời gian di chuyển khoảng 1 ngày từ 20 – 24 giờ, giá vé 400k – 650k/ lượt, các hãng bạn có thể lựa chọn như: âm Minh Phương, Minh Đức, Hoàng Long, Hương Ty.
-
Từ Đà Nẵng- Huế: Thời gian di chuyển khoảng 2 – 3 giờ, giá vé 80k – 180k/ lượt, các hãng có thể lựa chọn như: The Sinh Tourist, HAV Limousine, Huetourist,...
3.2. Maps đường đi
a. Đến Kinh thành Huế từ Đà Nẵng (Maps đường đi Bấm vào đây)

b. Đến Kinh thành Huế từ TP HCM (Maps đường đi Bấm vào đây)

c. Đến Kinh thành Huế từ Hà Nội (Maps đường đi Bấm vào đây)

d. Đến Kinh thành Huế từ Huế (Maps đường đi Bấm vào đây)

4. Kinh Thành Huế có gì?
Phía bên trong kinh thành Huế là tập hợp các khu nhà dân, nhà của quan lại và là nơi làm việc của vua chúa hoàng gia của các triều đại.
a. Hoàng thành
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804 và hoàn thành vào 1833 là nơi thờ tổ tiên của các vị vua nhà Nguyễn. Với khoảng hơn 100 công trình, có 4 cửa cửa chính được gọi là Ngọ môn (cửa chính) cùng các di tích như: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên.

b. Tử Cấm thành
Tử Cấm thành là vòng thành trong cùng nằm trong Hoàng Thành, nơi đây còn được gọi là Cung Thành và được xây dựng vào năm 1803 và đổi tên thành Tử Cấm Thành vào 1821.
Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m, ở mặt trước là phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn.
-
Phía bắc: có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng, thời Bảo Đại
-
Phía đông: có hai cửa Hưng Khánh và Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông gọi là Duyệt Thị Đường.
-
Phía tây; có 2 cửa: Gia Tường và Tây An.
Bên cạnh đó bên trong Tử Cấm Thành còn có: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường,..


c. Đại Nội Huế
Toàn cảnh của kinh thành Huế, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành người ta gọi chung là đại nội Huế tất cả được lồng ghép vào nhau và đối xứng một trục xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc với chu vi 10km, cao 6.6m, dày 21m, gồm 10 cổng chính, 1 cổng phụ và Trấn Bình Đài, Xung quanh và ngay trên thành có 24 pháo đài phòng thủ. Ngoài ra, bên ngoài vòng thành còn có một hệ thống kênh hào bao bọc (thông số kỹ thuận theo bách khoa toàn thư)

Đặc biệt trong mỗi cung điện nơi đây gạch được lát bằng gạch tráng men xanh hoặc vàng của Bát Tràng, Mái được lợp bằng ngói hình ống có tráng men, thường gọi là ngói Hoàng lưu ly hay Thanh lưu ly. Các cột trụ đều được sơn thếp với hoa văn long vân là chủ yếu.



5. Lưu ý khi đến kinh thành Huế
-
Nơi đây khá rộng nếu muốn biết hết tất cả những nơi trong kinh thành này bạn nên đi cùng 1 hướng dẫn viên.
-
Ăn mặc lịch sự gọn gàng nhé bạn.
-
Muốn lưu lại những hình ảnh đẹp hãy mang theo một máy ảnh.
-
Không nên đi vào cuối tuần vì sẽ rất đông người.
-
Bảo quản tốt đồ đặc của mình
-
Kinh thành Huế mở cửa từ 6h30-17h30 vào mùa hè và mùa đông từ 7h-17h
-
Kết hợp với các địa điểm lân cận để có những trải nghiệm thú vị nhé bạn.
-
Không được có những hành động khiếm nhã hay phá hoại khi đến di sản thế giới này.
6. Địa điểm lưu trú gần
-
Kha hotel (180k/1 đêm)
-
Hotel La Perle Hue (378k/1 đêm)
-
Poetic Hue Hotel (462k/1 đêm)
-
TÒ VÒ HOSTEL(180k/1 đêm)
-
Khách sạn 3 sao Jasmine Huế (giá tùy thời điểm)
Đó là tất cả những chia sẻ của mình về Kinh Thành Huế - đệ nhất du lịch tại miền đất cố đô, một địa điểm du lịch nổi tiếng nhất miền Trung của xứ Huế mang tầm vóc và bề dày lịch sử qua hàng năm. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến kinh thành Huế hãy liên hệ ngay với ximgo để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé.
Xem thêm kinh nghiệm du lịch trước khi khởi hành ạ.