Du lịch Seoul - Khám phá 5+ Nét đẹp truyền thống nơi đây

Thủ đô là trái tim của mỗi quốc gia. Ở đây chứa đựng các bộ máy, tinh hoa nét đẹp dân tộc và ẩm thực đặc trưng của nước đó. Seoul cũng vậy, là thủ đô của Đại Hàn Dân Quốc Seoul - là nơi hội tụ mọi nét đẹp văn hóa, truyền thống nơi đây. Cùng Ximgo tìm hiều về những nét văn hóa truyền thống của Seoul nhé.

1. Hanbok

Chắc hẳn du khách không còn xa lạ với quốc phục của Hàn Quốc nữa. Khác với Áo dài của Việt Nam, Sườn xám Trung Quốc chỉ có nữ mặc thì hanbok có 2 phiển bản cho cả nữ và nam. 

Hanbok (Nguồn: Internet)
Hanbok (Nguồn: Internet)

Hanbok của nữ gồm áo khoác ngoài (Jeogori) và váy dài (chima). Hanbok nam cũng có áo khoác ngoaaif (Jeogori)và quần ống rộng có túi (baji). Màu sắc của Hanbok thường vô cùng sặc sỡ nhất là Habok phục vụ lễ hội, cuới hỏi. Ngoài ra khi mặc habok thường có những phụ kiện, đi kèm như dây lưng, nón cho cả nam và nữ. Ở nữ thường làm tóc bối sau đầu hoặc bện tít dài buộc nơ gọn gàng cùng một số trang sức đi kèm. 

Hanbok (Nguồn: Internet)
Hanbok (Nguồn: Internet)

Chất liệu để may Hanbok thường là vải satin, vải thô được in hoặc thêu hoa khéo léo, tinh tế. Bây giờ Hanbok được cách tân mới hơn nhưng Hanbok truyền thống luôn thường rộng thùng thình, tay áo rộng, vạt váy quét đất. 

2. Jongmyo Jeryeak

Âm nhạc tế lế Tông Miếu - Jongmyo Jeryeak được tổ chứ vào chủ nhật đầu thiên của tháng Năm hàng năm.  Đây là lễ hội mang đậm dấu ấn của người dân hàn Quốc. 

Jongmyo Jeryeak (Nguồn: Internet)
Jongmyo Jeryeak (Nguồn: Internet)

Jongmyo (Tông Miếu) là từ đường nơi thờ cúng bài vị các vị Hoàng đế, Hoàng hậu. Sajik (Xã Tắc) là điện thờ thần Thổ Địa và thần Ngũ Cốc. Tông Miếu và Xã Tắc là cội nguồn của quốc gia. Trong ngày lễ, hậu duệ dòng tộc Jeonju Yi thuộc dòng dõi Hoàng tộc thời Joseon cổ đại đảm nhận nghi lễ thờ cúng tổ tên ở đền thờ jongmyu tại Seoul.

Jongmyo Jeryeak (Nguồn: Internet)
Jongmyo Jeryeak (Nguồn: Internet)

Tuy răng ngày nay nghi lễ đã được giảm đi nhiều nhưng vẫn giữ được nét nghiêm trang cùng nét đặc sắc vốn có. Lễ hội sử dụng 19 loại nhạc cụ cổ điển bao gồm cả chuông đá và các loại trống để tạo nên tổ hợp âm thah vô cùng đặc biệt và độc đáo ở buổi lễ này. 

3. Làng Hanok Bukchon

Tọa lạc tại thủ đô Seoul, làng Hanbok Bukchon có nhiều ngôi nhà cổ theo phong cách thời xưa. Những ngôi nhà ở đây có những nét kiến trúc độc đáo, khác biệt so với bây giờ. Nét kiến trúc mộc mạc nhưng vững chắc cùng lối trang trí hài hòa ở từng ngôi nhà. 

Làng Hanok Bukchon (Nguồn: Internet)
Làng Hanok Bukchon (Nguồn: Internet)

Đây được coi là ngôi làng cổ đẹp nhất Seoul, nằm giữa cung điện Geyong Bok, cung điện Changdeok và miếu thờ Jongmyo. Những ngôi nhà được xây từ những vật liệu tự nhiên có chọn lọc, có lẽ bởi vậy mà ngôi nhà toát lên sự mộc mạc, tự nhiên và vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu cho đến hôm nay. 

Làng Hanok Bukchon (Nguồn: Internet)
Làng Hanok Bukchon (Nguồn: Internet)

Ngày nay còn rất ít người dân sống ở khu vực này,. Nơi đây đã trở thành nững quán trà, nhà hàng, trung tâm văn hóa và là nơi lưu giữ những nét văn hóa Hàn quốc xưa hòan hảo nhất.

4. Lễ hội đèn lồng hoa sen

Giống như Việt Nam tổ chức lễ Phật Đản, thì người dân Seoul cũng  tổ chức lễ hội này để kỉ niệm ngày sinh của Đức Phật. Những chiếc đèn lồng hình hoa sen được thắp sáng rực trời đêm seoul là điểm sáng nhất trong lễ hội này. 

Lễ hội đèn lồng hoa sen (Nguồn: Internet)
Lễ hội đèn lồng hoa sen (Nguồn: Internet)

Các nội dung chính của lễ hội sẽ là: 

  1. Triễn lãm lễ hội lồng đèn hoa sen
  2. Khai mạc lễ diễu hành lồng đèn hoa sen.
  3. Diễu hành lồng đèn hoa sen trên phố
  4. Bế mạc lễ hội đèn lồng
Lễ hội đèn lồng hoa sen (Nguồn: Internet)
Lễ hội đèn lồng hoa sen (Nguồn: Internet)

Các hoạt đọng diễn ra xung quanh lễ hội có thể kể đến như tham gia làm lồng đèn, làm tràng hạt, làm đồ ăn chay, các hoạt động biểu diễn truyền thống,... để thu hút du khách 

5. Nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia

Nghi lễ được diễn ra tại các Cung điện Hoàng gia của Hàn Quốc, tái hiện lại đầy đủ nhất các nghi lễ đôi gác Hoàng gia trong thời đại Joseon. Lính canh cung điện Hoàng gia được gọi là "Wanggung Sumunjang" có nhiệm vụ chắn giữ các cổng ra vào của cung điện nơi nhà vua cư trú và chịu trách nhiệm mở và đóng cửa, kiểm tra tất cả các du khách, và duy trì giám sát chặt chẽ các cung điện.

Nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia (Internet)
Nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia (Internet)

Lễ đổi gác bắt đầu từ 10h sáng và diễn ra trong vòng 15 phút. cứ một giờ đồng hồ thì sẽ đôi phiên gác một lần, phiên cuối cùng sẽ diễn ra vào lúc 3h chiều. Trình tự đơn giản nhưng vẫn thể hiện được sự trang nghiêm. Khách du lịch có thể tự do tham quan chỉ cần không ảnh hưởng đến đội hình của lễ nghi. Ngoài ra có thể chụp hình với những lính gác canh Hoàng gia sau buổi lễ nếu muốn. 

Nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia (Internet)
Nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia (Internet)

Trên đây là một số nét văn hóa truyền thống của thủ đô Seoul, nếu có dịp du lịch Seoul hãy ghé nơi đây để tham quan và trải nghiệm nét đẹp truyền thống Hàn Quốc ở Seoul nhé!

Xem thêm: 13+ Địa điểm du lịch Busan không thể bỏ lỡ, Phương tiện và 6+ nơi ở tốt nhất cho bạn

#Du lịch Seoul #khám phá Seoul #lễ hội hoa sen #lễ đổi gác của linh canh Hoàng Gia #Hanbok #Làng cổ Bukchon #Jongmyo Jeryeak

Tác giả: Từ Thị Thuỳ Giang
Giới thiệu về tác giả: Đi là để nuông chiều bản thân, là để hiểu, là để vui vẻ, là để trải nghiệm và để trở về.