Du lịch Thác Khe Vằn Bình Liêu Thông tin, Cách đi, Lưu ý

Với những ngày hè nóng nực, một chuyến du lịch đến Thác Khe Vằn quả là một sự lựa chọn tuyệt vời. Vậy con thác này có gì mà lại tuyệt vời đến vậy, các bạn hãy cùng Ximgo tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu. 

Thác Khe Vằn là thác nằm trên suối Khe Vằn, xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 100km và cách trung tâm thị trấn Bình Liêu 12km về hướng đông nam. Đường đi vào thác uốn lượn như những tấm vải mềm, gần đó là những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Tày bên những ruộng lúa yên bình. Thác nước 3 tầng hùng vĩ như bức tranh thủy mặc giữa núi rừng vùng biên giới. Năm 2011, thác Khe Vằn được xếp hạng là di tích danh thắng cấp tỉnh năm 2011. 

Thác Khe Vằn - Quảng Ninh.
Thác Khe Vằn, Quảng Ninh.

2. Cách đi từ Hà Nội đến thác Khe Vằn.

Bạn đi theo tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, tuyến đường cao tốc này tuy xa hơn bình thường 20km nhưng sẽ đi nhanh hơn 30p vì tránh được khu vực đông dân cư. Từ đây, bạn đi tới trụ sở UBND xã Húc Động, sau đó bạn đi thêm 3km nữa là welcome to Thác Khe Vằn. 

Đường vào thác Khe Vằn. (nguồn FB)
Đường vào thác Khe Vằn. (nguồn FB)

3. Thông tin cần biết về thác Khe Vằn

Nước từ thác Khe Vằn đổ vào suối Pắc Hoóc rồi chảy ra sông Tiên Yên. Vì vậy, có thể coi Khe Vằn là thượng nguồn của sông Tiên Yên. Du khách đến đây ngoài chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp còn được thưởng thức văn hóa, văn nghệ của người dân tộc Sán Chỉ. 

Cuộc thi hát Soóng Cọ nổi tiếng Bình Liêu.
Cuộc thi hát Soóng Cọ nổi tiếng Bình Liêu.

Thác nước cao khoảng 100m, vào mùa nước cùng với không gian rộng, nước nhiều, chảy rì rào như bản tình ca núi rừng. Thác Khe Vằn có 3 tầng thác, mỗi tầng mang một dáng sẽ tuyệt trần khác nhau.

4. Các điểm tham quan chi tiết tại thác Khe Vằn

4.1. Tầng 1 thác Khe Vằn

Tầng thứ nhất của thác nhận nước từ các vách núi cao và tạo thành một hồ nước rộng. Mặt hồ trong xanh, thác nước tung trắng trời, cỏ cây trên vách đá tạo nên một khung cảnh đẹp đến thi vị. Bên phải hồ là hòn đá to và góc cạnh sừng sững tạo nên bức tranh thiên nhiên kì thú.

Hồ nước thác Khe Vằn
Hồ nước thác Khe Vằn. 

4.2. Tầng 2 thác Khe Vằn

Ở tầng 2 chia thành hai dòng thác chảy là dòng thác nhỏ và dòng thác lớn. Nước từ trên cao chảy xuống tạo thành 2 dòng thác và tung ra bọt nước trắng xóa. Dưới chân thác là minh chứng cho câu "nước chảy đá mòn"  rồi lâu dần thành một bể nước. Đặc biệt, tại đây có những hòn đá khổng lồ và bằng phẳng mà thiên nhiên ban tặng cho du khách nơi nghỉ ngơi. 

Người người đến thác Khe Vằn những ngày nóng nực.
Người người đến thác Khe Vằn những ngày nóng nực.

4.3. Tầng 3 thác Khe Vằn

Tầng 3 nhận nước từ tầng 2 chảy xuống và đổ ra suối. Xung quanh chân thác là các tảng đá to, ở giữa là một tảng hòn đá mà nhìn vào bạn sẽ nghĩ ngay đến chú voi đang phủ phục. Giữa lòng nước trong xanh, các khối đá nhô lên tạo thành một cảnh quan cuốn hút và hấp dẫn đến lạ kì. 

Nhìn ảnh thôi cũng thấy mát mẻ ^^.
Nhìn ảnh thôi cũng thấy mát mẻ ^^.

5. Những lưu ý khi đi thác Khe Vằn

  1. Mùa nước thác chảy rất mạnh và vô cùng trơn, du khách phải thật chú ý và không được tắm những nơi có biển báo cấm.
  2. Đường đến thác vô cùng ngoằn nghèo nên lái xe phải đi thật an toàn và giảm tốc độ.
  3. Mùa lúa người dân phơi lúa nên cản trở giao thông, vì vậy lái xe nên bóp còi để tránh tai nạn.
  4. Không xả rác bừa bãi xuống thác hay ở chân thác 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình qua kinh nghiệm về thác Khe Vằn. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn nắm chắc "lý thuyết" trước khi "thực hành". Ngoài ra, đã đặt chân đến Quảng Ninh thì bạn không nên bỏ qua Núi Đá Chồng cùng Ximgo tìm hiểu tại đây nha. Chúc độc giả có một ngày vui vẻ và hạnh phúc.

#Thác Khe Vằn #điểm sáng của Bình Liêu tại Quảng Ninh #Giới thiệu #Cách đi từ Hà Nội đến thác Khe Vằn #Thông tin cần biết về thác Khe Vằn #Các điểm tham quan chi tiết tại thác Khe Vằn #Những lưu ý khi đi thác Khe Vằn.

Tác giả: Trần Thị Thuỳ Mỵ
Giới thiệu về tác giả: Chỉ ước lòng mình như cỏ dại Thấm hết sự đời mà vẫn xanh