Khu di tích Đền Hùng - điểm đến của cội nguồn dân tộc

Bạn đã từng nghe đến vua Hùng chưa ạ? Chắc chắn là có rồi đúng không? là dân tộc Việt Nam chắc chắn ai củng biết hoặc nghe đến vua Hùng. Vậy sau khi những vị vua này mất đi họ dẽ được thờ phụng ở đâu mà nơi đó như thế nào? Nếu bạn muốn biết về những vấn đề mình vừa nêu thì hãy cùng ximgo khám phá qua bài chia sẻ Khu di tích Đền Hùng - điểm đến của cội nguồn dân tộc ngay sau đây nhé.

1. Giới thiệu Khu di tích Đền Hùng

Đền Hùng là nơi thờ phụng các vị vua Hùng đã có công dựng nước của nước ta thuộc xã Hy Cương, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch mà còn là nơi lưu lại dấu ấn lịch sử của đất nước ta cũng như một giá trị tinh thần vô cùng to lớn của người dân Phú Thọ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói riêng. Nếu có dịp đến Phú Thọ hãy ghé qua địa điểm lịch sử dân tộc này nhé bạn.

Khu di tích Đền Hùng (Ảnh:Fb)

2. Thông tin cần thiết

  • Địa chỉ: Lạc Hồng, Hy Cương, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ

  • Vị trí trên bản đồ: Bấm vào đây

  • Giá vé: 15k

  • Số điện thoại ban quản lý khu du lịch: (84-210) 3860 026

  • Số điện thoại Taxi:  0210.3.688.688 (Mai Linh)

  • Số điện thoại công an khu vực: 0210 846387

  • Số điện thoại y tế: 0210 3911 066

  • Sân bay gần nhất: sân bay Nội Bài

  • Nên đi mùa nào: tất cả các mùa trong năm.

  • Phương tiện di chuyển: ô tô hoặc xe máy là tốt nhất

  • Lưu ý quan trọng:  lên lịch trình trước, theo dõi thời tiết, tài chính hoạch định rõ ràng, thời gian hoạt động của các phương tiện.

3. Cách đến Khu di tích Đền Hùng

Đền Hùng cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km nên bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện phổ biến như: xe máy, xe khách, xe ô tô,...tùy theo sở thích và mục đích của mình nhé

3.1. Cách đi đến Đền Hùng

Cách đi

  • Cách 1: Các bạn có thể đi từ Hà Nội theo quốc lộ 32C --qua cầu Trung Hà-- đến cầu Phong Châu-- đi khoảng hơn 20 km là tới Đền Hùng.

  • Cách 2:  Ngoài ra cũng có thể đi theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc--qua cầu Hạc Trì đến trung tâm thành phố--di chuyển khoảng gần chục cây số -- tới ngã ba Đền Hùng--rẽ trái khoảng 3km là đến với Đền Hùng.

3.2. Maps đến Đền Hùng

a. Đến Đền Hùng từ TP. Phú Thọ (Điểm đến Đền Hùng từ TP. Phú Thọ tại đây)

Đến Đền Hùng từ TP. Phú Thọ (Ảnh: Google maps)

b. Đến Đền Hùng từ TP. HCM (Điểm đến Đền Hùng từ TP. HCM tại đây)

Đến Đền Hùng từ TP. HCM (Ảnh: Google maps)

c. Đến Đền Hùng từ Hà Nội (Điểm đến Đền Hùng từ Hà Nội tại đây)

Đến Đền Hùng từ Hà Nội (Ảnh: Google maps)

d. Đến Đền Hùng từ Đà Nẵng (Điểm đến Đền Hùng từ Đà Nẵng tại đây)

Đến Đền Hùng từ Đà Nẵng (Ảnh: Google maps)

4. Khu di tích Đền Hùng có gì?

a. Cổng đền

“Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần” ( Theo bách khoa toàn thư). Cổng của đền Hùng rất nguy nga và tráng lệ và có lối kiến trúc rất riêng biệt không giống với một nơi nào cả.

Cổng đền (Ảnh:Fb)

b. Đền Hạ

Đền Hạ gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ trăm con và ngôi đền này được xây dựng vào khoảng thế kỉ 18 - thế kỷ 19 với lối kiến trúc chữ nhị, gồm 2 tòa mỗi tòa 3 gian rất đơn sơ và dân giả.

Đền Hạ (Ảnh:Fb)

c. Nhà bia

Nằm ngay dưới chân đền Hạ có hình lục giác 6 mái bên trong bằng gạch bìa bên ngoài là xi măng, 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Đây là nơi ghi lại lời dặn dò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong 1 chuyến Người về thăm đền Hùng 1945 ghi trên bia đá.

Nhà bia (Ảnh:Fb)

d. Chùa Thiên Quang

Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.

Chùa Thiên Quang (Ảnh:Fb)

f. Đền Thượng

Đền Thượng hay còn gọi là nơi vua Hùng lập đàn cầu mưa thuận gió hòa quốc thái dân an lúc trước. Đền được làm kiểu chữ Vương có lối kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV). Tuy đơn sơ nhưng vẫn toát lên vẻ riêng của ngôi đền này ạ

.

Đền Thượng (Ảnh:Fb)

g. Lăng Hùng Vương

Trong lăng có mộ Vua Hùng, mộ được xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m, có mái mui luyện, phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương) rất độc đáo ạ.

Lăng Hùng Vương (Ảnh:Fb)

h. Đền Giếng

Theo truyền thuyết kể lại thì đền Giếng này được lập ra để thờ 2 vị công chúa là con gái của vua Hùng đời thứ 18 là công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa trên đường theo vua cha đi kinh lý đã có công dạy cho dân trồng lúa nước và trị thủy. Ngôi đền này được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

Đền Giếng (Ảnh:Fb)

i. Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đây là ngôi đền thờ mẹ Âu Cơ cùng 2 Lạc Hầu, Lạc Tướng, đền xây dựng từ năm 2001 và hoàn thành 2004 trên đỉnh núi Ốc Sơn theo lối kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát, đền có diện tích 137m2 theo kiểu chữ Đinh.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ (Ảnh:Fb)

k. Bảo tàng Hùng Vương

Khu bảo tàng này được xây dựng và hoàn thành trong vòng 7 năm với gần 700 hiện vật vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác.

Bảo tàng Hùng Vương (Ảnh:Fb)

5. Lưu ý khi đến Khu di tích Đền Hùng

  1. Ăn mặc gọn gàng lịch sự khi đến đây

  2. Hạn chế đi vào dịp cuối tuần để tránh tình trạng chen lấn.

  3. Chú ý an toàn trên đường di chuyển bạn nhé.

  4. Là khu di tích lịch sử nên các hiện vật bạn chỉ có thể nhìn chứ không được sờ hay tự ý đem về làm của riêng.

  5. Tránh làm ồn, nói chuyện, chạy nhảy, cười đùa ảnh hưởng đến người khác nhé. 

  6. Phong cảnh nơi đây khá đẹp nên nếu thích bạn có thể ghi lại những bức hình ở những nơi cho phép để ghi lại dấu ấn của mình.

  7. Cách trung tâm thành phố không xa nên nếu có thể hãy đi bằng xe máy để có những trải nghiệm tuyệt vời nhé.

6. Địa chỉ lưu trú gần

  • Khách sạn Mường Thanh Luxury Phú Thọ

  • Khách sạn X2 Vibe Việt Trì

  • Khách sạn Sài Gòn – Phú Thọ

  • Khách sạn Việt Trì Garden

  • Khách sạn Ruby Việt Trì

  • .Khách sạn Phi Long Việt Trì

7. Các món nên ăn

  1. Bánh tai.

  2. Xôi nếp gà gáy.

  3. Cơm nắm lá cọ

  4. Bưởi Đoan Hùng.

  5. Cọ ỏm.

  6. Trám om kho cá

  7. Thịt chua.

  8. Rêu đá,...

Đó là tất cả những chia sẻ của mình về Khu di tích Đền Hùng - điểm đến của cội nguồn dân tộc, qua bài chia sẻ này bạn đã hiểu hơn về đền Hùng rồi đúng không ạ? Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến địa danh nổi tiếng này bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm kinh nghiệm du lịch trước khi khởi hành nhé bạn

#Giới thiệu Khu di tích Đền Hùng #Thông tin cần thiết #Cách đến Khu di tích Đền Hùng #Khu di tích Đền Hùng có gì #Lưu ý khi đến Khu di tích Đền Hùng

Tác giả: Huỳnh Như
Giới thiệu về tác giả: "Một cuộc hành trình vạn dặm đều bắt đầu bằng một bước chân nhỏ bé"