Tháp Phước Duyên “Ngôi sao Bắc Đẩu” Biểu tượng của Chùa Thiên Mụ
Ai về xứ Huế nhớ ghé thăm ngôi chùa Thiên Mụ, nơi có tòa bảo tháp được mệnh danh là cổ kính và cao nhất tại Việt Nam. Đó chính là Tháp Phước Duyên. Hình ảnh tòa tháp cổ kính, đường nét hoa văn tinh xảo, cùng khủng cảnh rộng rãi, thoáng đãng trong chùa đã khiến không ít du khách phải quyến luyến mãi không rời.
1. Địa chỉ chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ được coi là ngôi chùa cổ kính nhất tại Đại Nội Huế. Với tuổi đời gần 400, cho tới nay chùa Thiên Mụ đã trở thành biểu tượng văn hóa, tôn giáo của mọi người dân xứ Huế.
Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên một địa thế vô cùng thuận lợi, nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên Hà Khê, chính diện hướng ra dòng sông Hương thơ mộng như điểm tô thêm sự thanh bình, tĩnh lặng nơi đây.
Từ trung tâm thành phố Huế, du khách chỉ cần di chuyển 5Km về phía Tây là có thể đặt chân tới chùa Thiên Mụ. Đây là điểm đến không thể ghé qua khi du lịch Huế. Đặc biệt trong chùa còn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp, chẳng hạn như tòa bảo tháp mang tên Phước Duyên.
2. Khám phá Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên xây dựng năm nào?
Ngay khi bước chân vào chùa, hình ảnh hiện ra trước mặt bạn đầu tiên đó chính là tỏa tháp bảo đại cao 7 tầng. Tuy nằm ở phía trước, nhưng Tháp Phước Duyên được ví như "ngôi sao" trong chùa, còn các công trình khác như vệ tinh bao quanh, tạo thành một tổ hợp kiến trúc tôn giáo độc đáo, khác lạ, nhưng vẫn đậm chất Huế.
Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Nguyễn Hoàng, nhưng mãi cho tới năm 1844, Tháp Duyên Phước mới được lập tại chùa.
Chuyện kể rằng, Vua Minh Mạng là người có ý định xây dựng một tòa tháp bên trong chùa. Tuy nhiên, ông chưa thực hiện được thì đã đột ngột qua đời.
Vua Thiệu Trị nối ngôi và thực hiện theo ý nguyện của vua Minh Mạng. Ông đã ra chiếu chỉ cho xây dựng một tòa bảo tháp tại chùa Thiên Mụ, đặt tên là Từ Nhân Tháp, sau được đổi thành Phước Duyên Bửu Tháp.
Kiến trúc Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên có 7 tầng, mỗi tầng cao 2 m, được xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa được xây bằng đá thanh trở từ Thanh Hóa vào. Chính diện của tòa Tháp hướng về phía Nam, nơi có dòng sông Hương chạy qua. Tháp có hình bát giác cân, thon gọn ở trên và to ở dưới.
Những trang trí trên tháp Phước Duyên bao gồm: câu đối, hoành phi, bình cam lồ, các cù dao ở góc mái.
Nhìn chung, kiến trúc mỗi tầng tháp đều có thiết kế giống nhau, được sơn đồng màu hồng đậm. Hai bên cửa của mỗi tầng tháp xuất hiện một câu đối được quét sơn trắng. Trước mỗi cổng là một bức hoành phi được sơn màu vàng. Tất cả đều được đúc bằng đồng. Riêng tầng 4 của tháp, bức hoành phi có 4 chữ "Phước Duyên Bảo Tháp"
Ngoại trừ mặt trước của tháp được sơn vẽ, 7 mặt còn lại đều được để trần. Kiến trúc này làm người ta liên tưởng tới văn hóa Champa.
Có thể thấy những công trình kiến trúc có nối thiết kế giống như Tháp Duyên Phước ở Huế không xuất hiện nhiều. Tháp Phước Duyên là công trình phật giáo duy nhất tại Huế ứng dụng các trang trí bằng pháp lam, vốn chỉ được sử dụng cho các kiến trúc cung đình.
Điều này chứng tỏ, vua Thiệu Trị đã vô cùng ưu ái đối với tòa báo tháp này, góp phần chứng tỏ vị thể đặc biệt của Tháp Duyên Phước nói riêng và Chùa Thiên Mụ nói chung trong kiến trúc cung đình Huế thời Nguyễn ngày xưa.
Một số hình ảnh Tháp Phước Duyên
Trên đây là một số thông tin về Tháp Phước Duyên - Biểu tượng của chùa Thiên Mụ. Hy vọng bạn sẽ nắm lòng những kiến thức bổ ích này để giúp chuyên đi của bạn thêm phần ý nghĩa!
Nguồn ảnh: Facebook