Vạn Lý Trường Thành được Xây dựng Thế nào mà vẫn “đứng vững” sau hàng Nghìn Năm?
Trải qua 2300 năm lịch sử, Vạn Lý Trường Thành vẫn sừng sững, trở thành một biểu tượng, niềm tự hào của người dân Trung Hoa. Vậy Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào? Cùng tìm hiểu với Ximgo nhé!
1. Đôi nét về Vạn Lý Trường Thành
"Vạn Lý Trường Thành" là cách gọi để ám chỉ một bức tường thành dài vạn lý. Bức tường thành được tạo chủ yếu bằng đất và đá này được đặt nền móng từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 16 trước công nguyên. Mục đích của việc cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành là để bảo vệ người dân Trung Hoa khỏi sự đánh chiếm của các nước tư thù như Hung Nô, Đột Quyết, Mông Cổ, Mãn Châu,..
Ai là người xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Về mặt lịch sử, Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng là từ thế kỷ thứ 5. Tuy nhiên, lúc này tường thành chỉ là những bức tường riêng rẽ được các triều đại xây dựng để phân chia bờ cõi và bảo vệ thành lũy. Cho tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, vị vua này mới cho tu sửa và liên kết các công trình xây dựng này thành một bức tường thành dài tới hơn 100.000 dặm.
Sau nhà Tần, các triều đại kế tiếp của Trung Quốc như nhà Hán, nhà Tề, nhà Niêu, nhà Minh,... đã tiếp tục công cuộc tu sửa, bảo trì và kéo dài Vạn Lý Trường Thành thêm 1000km nữa. Cho đến tận thời nhà Minh, bức tường thành này mới thực sự hoàn thành.
Vạn Lý Trường Thành dài bao nhiêu Km?
Điểm đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành đặt tại Sơn Hải Quan ở phía đông biển Bột Hải, kéo dài cho sang tới tận biên giới của Hàn Quốc. Theo các cuộc khảo sát và đo đạc thực tế cho thấy, Vạn Lý Trường Thành có tổng chiều dài lên tới 21196,18Km. chiều cao trung bình so với mặt đất là 7m, chiều rộng là 5-6m. Hiện nay, ước tính hơn 30% di tích đã bị biến mất do sự tàn phá của thiên nhiên và con người. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã có những chiến lược, dự án để trùng tu, bảo dưỡng nhằm gìn giữ di sản có một không hai này.
2. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào?
Theo các nhà khoa học cho biết, tuy công trình này được hoàn thành vào thời nhà Minh nhưng người có khôi phục và gây dựng Vạn Lý Trường Thành lại là Tần Thủy Hoàng.
Vạn Lý Trường Thành không chỉ là bức tường phân chia ranh giới, công trình này còn là cả một hệ thống phòng ngự vững chắc, kiên cố bao gồm tháp canh, pháo đài, khu vực hậu cần,... Trên pháo đài bố trí rất nhiều cửa và vòm cửa. Khu vực cổng và pháo đài là vị trí mạnh nhất và bất khả xâm phạm trên Vạn Lý Trường Thành. Nhờ có Trường Thành, người dân Trung Hoa mới giữ yên được bờ cõi và bình yên cho tổ quốc trong suốt các triều đại phong kiến.
Sau khi đất nước thống nhất, để xây dựng Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng đã huy động hơn hai triệu người đi lao dịch suốt 10 năm trời. Quá trình xây dựng thành là một công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm, bởi địa hình chủ yếu để xây dựng tường thành là núi non hiểm trở, sông hồ chảy xiết hay trên sa mạc hoang vu.
Những người tham gia chính vào công cuộc xây dựng thành chủ yếu là nông dân nghèo, tù nhân, nô lệ, binh lính,.. Họ phải lao động từ sáng cho tới khi mặt trời lặn, bất kể trời nóng như đổ lửa nơi sa mạc, hay mùa đông tuyết rơi, lạnh cắt da cắt thịt. Dưới sự giám gián của công thần hung hăng, họ chẳng thể nào chống cự, bởi những ai phản kháng hay lười biếng đều nhận cái kết vô cùng thảm khốc.
Để thực hiện công việc tu sửa và liên kết các bức tường thành riêng lẻ với nhau, ước tính có tới hơn 300.000 binh lính và không biết bao nhiêu nô lệ, dân nghèo, tù nhân, quan lại, nho sĩ phạm tội,... đã phải lao dịch khổ sai trong suốt 10 năm dòng dã ở một nơi người ta hay gọi là chốn "Rừng thiêng nước độc".
Nguyên liệu để xây dựng tường thành chủ yếu là đá, đất, vôi,... Đặc biệt để kết dính các nguyên liệu này với nhau, người xưa đã sử dụng gạo nếp. Đây là một nguyên liệu tuyệt vời để thay thế cho xi măng. Các chuyên gia cũng cho rằng, nhờ có nguyên liệu đặc biệt này, tương thành mới có thể vững chắc và bền bỉ qua hàng ngàn năm.
Để có được nguyên vật liệu xây thành, những lao động khổ sai phải vận chuyển cách xa ngàn dặm hoặc từ trên đỉnh núi cheo leo. Họ đã tính toán để làm giảm sức lao động xuống mức tối thiểu, từ việc lấy gỗ làm đòn bẩy, lợi dụng địa hình dốc để lăn chuyển những hòn đá tảng. Sử dụng sức trâu, bò, ngựa để vận chuyển đất đá,..
Do lao động vất vả, dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lại thường xuyên bị đánh đập, ăn uống kham khổ, khi bệnh tật lại không có thuốc thang nên nhiều người ở đây đã xác định tới đây là sẽ không có ngày trở về. Và thực tế, đa phần họ đều bỏ mạng nơi đây, thân thể của họ bị vùi vào trong đất đá, hòa cùng vôi vữa. Ước tính có tới hàng triệu người đã phải bỏ mạng trong quá trình xây dựng thành.
Vạn Lý Trường Thành là công trình được xây dựng bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của vô số lao động khổ sai. Để trở thành địa danh nổi tiếng khắp năm Châu như hiện nay, ẩn chứa trong đó là nhiều câu chuyện đầy cay đắng mà người dân Trung Quốc không muốn nhắc tới.
Nguồn ảnh: Internet