Câu chuyện Chưa kể về Ý nghĩa Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành được xem là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Vậy bạn có biết ý nghĩa Vạn Lý Trường Thành là gì không? Cùng Ximgo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vạn Lý Trường Thành nằm ở tỉnh nào Trung Quốc?
Nhiều du khách lầm tưởng rằng Vạn Lý Trường Thành là một địa danh thuộc TP. Bắc Kinh của Trung Quốc. Nhưng thực tế không phải vậy.
Theo các nghiên cứu, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 21.196km, đi qua 15 tỉnh của Trung Quốc. Cửa ải đầu tiên của tường thành được đặt tại tỉnh Liêu Ninh kéo dài ra tận biển đông - Biên giới của Hàn Quốc.
Trải qua hơn 2300 năm, ước tính có tới hơn 30% di tích đã bị tàn phá bởi sự khắc nghiệt của thời tiết và có cả bàn tay con người. Tuy nhiên, cho tới nay công trình này vẫn trở thành một điểm du lịch độc đáo, thu hút hàng ngàn khách tham quan, khám phá hàng năm. Một số khu vực tường thành bạn nhất định phải ghé qua khi du lịch Vạn Lý Trường Thành là: Gia Dục Quan, Nhạn Môn Quan,....
2. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào?
Từ lâu, Vạn Lý Trường Thành đã trở thành một biểu tượng cho tài năng, sự sáng tạo và sức bền bỉ, kiên trì của người dân Trung Hoa. Nhiều người vẫn tự hỏi tại sao, đã trải qua bao nhiêu nghìn năm, cùng với sự tàn phá của thiên nhiên và con người mà Tường Thành vẫn hiên ngang đứng sừng sững với thời gian? Phải chăng người xưa đã xây dựng tường thành bằng thứ vật liệu bí mật?
Người có công gây dựng lên Vạn Lý Trường Thành không ai khác ngoài vua Tần Thủy Hoàng. Chuyện kể rằng, sau khi đất nước thống nhất, vì lo sợ đất nước bị dòm ngó, đánh chiếm bởi giặc Phương Bắc, Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh huy động hơn 300 nghìn binh sĩ cùng người dân đi xây thành lũy.
Công cuộc xây thành ở thời này chủ yếu là tập hợp các bức tường thành riêng rẽ được gây dựng từ thời Xuân Thu và kéo dài chúng thêm 100.000 dặm.
Tuy nhiên, trớ trêu thay, Tần Thủy Hoàng lại bị chính người con trai thứ nhất sát hại. Sau khi nhà Tần diệt vong, công cuộc xây dựng thành không có dấu hiệu dừng lại. Các triều đại kế tiếp của Trung Quốc đã thay nhau thực hiện công việc này. Cho tới triều đại nhà Minh, công cuộc xây dựng thành về cơ bản mới thực sự kết thúc.
Một bí mật khá bất ngờ được các nhà khoa học khám phá ra trong khi cố gắng phá lớp vữa trên những viên gạch ở tường thành. Người ta đã phát hiện trong lớp vữa này tồn tại một nguyên liệu vô cùng đặc biệt, có khả năng kết dính tuyệt vời, đó chính là gạo nếp.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, gạo nếp có những đặc tính phù hợp để xây thành, tính vật lý ổn định, sức bền cơ học lớn. Vì vậy, việc đưa gạo nếp vào để xây dựng thành là một ý tưởng vô cùng sáng tạo giúp người xưa tạo ra công trình vĩ đại này.
3. Ý nghĩa Vạn Lý Trường Thành
Tần Thủy Hoàng có lẽ là cái tên có mối liên hệ mật thiết nhất với Vạn Lý Trường Thành, Vị vua này không chỉ có công xây dựng thành, mà còn gắn liền với một phần ký ức đen tối và cay đắng mà người dân Trung Hoa không muốn nhắc tới trong quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cái danh xưng “Vạn Lý Trường Thành” lại không phải do Tần Thủy Hoàng nghĩ ra.
Thực tế, ở mỗi triều đại của Trung Quốc, công trình này lại được kêu với một tên gọi khác nhau. Cụ thể, trong cuốn “Sử ký” có ghi chép rằng: Để đắp Tường Thành, Vua Tề Tuyên Vương nghĩ tới việc tận dụng địa hình núi cao xây dựng thành dài cả ngàn dặm, phía đông kéo dài ra tận biển đông, phía tây giáp với sông Tế Thủy”.
Như vậy tên gọi “Trường Thành” đã có từ thời Xuân Thu, trước cả khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua, thống nhất đất nước. Thậm chí, vào thời điểm Tần Thủy Hoàng cho tu sửa, nối dài Vạn Lý Trường Thành, vị vua này cũng chỉ nói tới việc làm này để ngăn sông, chống giặc ngoại xâm chứ chưa nhắc gì tới “Trường Thành”.
“Vạn Lý” trong danh xưng này đơn thuần chỉ là cách gọi để ám chỉ tới sự vô tận của một công trình. Hơn nữa, vào thời điểm này, con người chưa có những công cụ cần thiết để đo đạc chính xác được chiều dài tường thành nên chưa có sự tính toán chuẩn để đặt tên theo chiều dài. Tóm lại, Vạn Lý Trường Thành là tên gọi ám chỉ một bức tường thành dài chưa được đo mà thôi chứ không hẳn là bức tường dài vô tận.
4. Hình ảnh Vạn Lý Trường Thành
Trên đây là bài viết khám phá ý nghĩa lịch sử Vạn Lý Trường Thành. Hy vọng với thông tin này bạn sẽ càng yếu quý địa danh này hơn!
Nguồn ảnh: Pinterest